Hướng dẫn sao chép cơ sở dữ liệu WordPress với phpMyAdmin
Cập nhật 14/09/2024Tóm Tắt Bài Viết
- 1 Hướng dẫn sao chép cơ sở dữ liệu WordPress với phpMyAdmin
- 1.1 Bước 1: Đăng nhập vào cPanel bằng tài khoản hosting của bạn
- 1.2 Bước 2: Trong cPanel, tìm và nhấp vào biểu tượng phpMyAdmin trong phần Databases
- 1.3 Bước 3: Trong phpMyAdmin, tìm và nhấp vào tên cơ sở dữ liệu WordPress mà bạn muốn sao chép từ danh sách bên trái
- 1.4 Bước 4: Sau khi chọn cơ sở dữ liệu, nhấp vào tab Export ở phía trên
- 1.5 Bước 5: Chọn phương thức xuất
- 1.6 Bước 6: Nhấp vào Export để tải về tệp .sql chứa toàn bộ dữ liệu của cơ sở dữ liệu WordPress
- 1.7 Bước 7: Quay trở lại cPanel và chọn MySQL Databases trong phần Databases
- 1.8 Bước 8: Tạo một cơ sở dữ liệu mới bằng cách nhập tên và nhấp vào Create Database
- 1.9 Bước 9: Vẫn ở trong trang đó, tạo một người dùng mới và mật khẩu => Create User
- 1.10 Bước 10: Gán người dùng này vào cơ sở dữ liệu mới tạo=> Add
- 1.11 Bước 11: Cấp quyền cho người dùng => Make Changes
- 1.12 Bước 12: Nhập cơ sở dữ liệu
- 1.13 Bước 13: Nhấp vào tab Import ở phía trên
- 1.14 Bước 14: Nhấp vào Import để bắt đầu quá trình nhập cơ sở dữ liệu
- 1.15 Bước 15: Cập nhật tệp wp-config.php
- 1.16 Bước 16: Kiểm Tra Website
- 2 Lời kết
Sao chép cơ sở dữ liệu WordPress là một bước quan trọng khi bạn muốn di chuyển website, tạo bản sao lưu hoặc đơn giản chỉ là tạo một bản sao của website hiện tại. Bài viết dưới đây, BKNS sẽ Hướng dẫn bạn sao chép cơ sở dữ liệu WordPress với phpMyAdmin.
Hướng dẫn sao chép cơ sở dữ liệu WordPress với phpMyAdmin
Bước 1: Đăng nhập vào cPanel bằng tài khoản hosting của bạn
Bước 2: Trong cPanel, tìm và nhấp vào biểu tượng phpMyAdmin trong phần Databases
Bước 3: Trong phpMyAdmin, tìm và nhấp vào tên cơ sở dữ liệu WordPress mà bạn muốn sao chép từ danh sách bên trái
Bước 4: Sau khi chọn cơ sở dữ liệu, nhấp vào tab Export ở phía trên
Bước 5: Chọn phương thức xuất
-
- Chọn Quick (Nhanh) để xuất toàn bộ cơ sở dữ liệu mà không cần tùy chỉnh.
- Chọn Custom (Tùy chỉnh) nếu bạn muốn chọn cụ thể các bảng hoặc các tùy chọn khác.
- Chọn định dạng: Đảm bảo định dạng xuất là SQL.
Bước 6: Nhấp vào Export để tải về tệp .sql chứa toàn bộ dữ liệu của cơ sở dữ liệu WordPress
Bước 7: Quay trở lại cPanel và chọn MySQL Databases trong phần Databases
Bước 8: Tạo một cơ sở dữ liệu mới bằng cách nhập tên và nhấp vào Create Database
Bước 9: Vẫn ở trong trang đó, tạo một người dùng mới và mật khẩu => Create User
Bước 10: Gán người dùng này vào cơ sở dữ liệu mới tạo=> Add
Bước 11: Cấp quyền cho người dùng => Make Changes
Bước 12: Nhập cơ sở dữ liệu
Trở lại phpMyAdmin và chọn cơ sở dữ liệu mới mà bạn vừa tạo từ danh sách bên trái.
Bước 13: Nhấp vào tab Import ở phía trên
Nhấp vào Choose File và chọn tệp .sql mà bạn đã xuất trước đó.
Bước 14: Nhấp vào Import để bắt đầu quá trình nhập cơ sở dữ liệu
Bước 15: Cập nhật tệp wp-config.php
Trong cPanel, mở File Manager
Tìm đến thư mục gốc của WordPress (thường là public_html).
Chỉnh sửa tệp wp-config.php:
Chỉnh sửa các thông tin DB_NAME, DB_USER, DB_PASSWORD như thông tin vừa tạo bên trên => Save Changes
Bước 16: Kiểm Tra Website
Sau khi thực hiện các bước trên, kiểm tra lại website của bạn để đảm bảo rằng mọi thứ hoạt động bình thường.
Lời kết
Trên đây là hướng dẫn sao chép cơ sở dữ liệu WordPress với phpMyAdmin, mong rằng bài viết sẽ đem lại giá trị cho bạn. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình thực hiện hãy liên hệ BKNS qua Ticket để nhận hỗ trợ.
Đừng quên, hãy tiếp tục theo dõi huongdan.bkns.vn để không bỏ lỡ những bài hướng dẫn hữu ích khác nhé!
Chúc bạn thành công!