Hướng dẫn giữ nguyên các tùy chỉnh khi update giao diện WordPress

Cập nhật 20/09/2024

Khi cập nhật giao diện (theme) WordPress, bạn có thể mất các tùy chỉnh đã thực hiện trực tiếp trên file của giao diện. Để tránh mất những tùy chỉnh này khi cập nhật, bài viết này BKNS sẽ hướng dẫn giữ nguyên các tùy chỉnh khi update giao diện WordPress cho bạn nhé!

Hướng dẫn giữ nguyên các tùy chỉnh khi update giao diện WordPress
Hướng dẫn giữ nguyên các tùy chỉnh khi update giao diện WordPress

Hướng dẫn giữ nguyên các tùy chỉnh khi update giao diện WordPress

Để giữ nguyên các tùy chỉnh khi update giao diện WordPress, bạn có thể làm theo các phương pháp dưới đây:

Sử dụng Child Theme (Theme con)

Phương pháp tốt nhất để giữ nguyên các tùy chỉnh khi cập nhật giao diện là sử dụng Child Theme. Khi bạn tạo một Child Theme, các tùy chỉnh sẽ được thực hiện trên đó mà không ảnh hưởng đến giao diện chính. Khi cập nhật giao diện chính (Parent Theme), các thay đổi sẽ vẫn được giữ nguyên vì chúng nằm trong Child Theme.

Bước 1: Truy cập vào trang quản trị cPanel

Truy cập vào trang quản trị cPanel
Truy cập vào trang quản trị cPanel

Bước 2: Trong mục Files, Chọn File Manager

Trong mục Files, chọn File Manager
Trong mục Files, chọn File Manager

Bước 3: Nhấn chọn thư mục public_html (hoặc thư mục chứa trang web WordPress của bạn)

Nhấn chọn thư mục chứa trang web WordPress của bạn
Nhấn chọn thư mục chứa trang web WordPress của bạn

Bước 4: Tạo một Child Theme

Tạo một thư mục mới trong thư mục wp-content/themes/ và đặt tên cho nó, ví dụ: mytheme-child.

Truy cập thư mục
Truy cập thư mục

 

Tạo một thư mục mới và đặt tên
Tạo một thư mục mới và đặt tên

Trong thư mục này, tạo file style.css và thêm nội dung sau:

Tạo file và thêm nội dung
Tạo file và thêm nội dung
/*

 Theme Name: MyTheme Child

 Template: twentytwentyfour

*/

@import url("../twentytwentyfour/style.css");
Thêm đoạn code và lưu thay đổi
Thêm đoạn code và lưu thay đổi

Trong đó:

  • Theme Name: Đặt tên cho theme con (child theme).
  • Template: Tên thư mục của theme chính (parent theme).

Chọn Save Changes để lưu thay đổi

Bước 5: Tạo file functions.php

Tạo một file functions.php trong thư mục theme con

Tạo một file functions.php
Tạo một file functions.php

Thêm đoạn mã sau để kế thừa file style.css của theme chính:

<?php

add_action( 'wp_enqueue_scripts', 'mytheme_child_enqueue_styles' );

function mytheme_child_enqueue_styles() {

    wp_enqueue_style( 'parent-style', get_template_directory_uri() . '/style.css' );

}
Thêm đoạn mã sau
Thêm đoạn mã sau

Bước 6: Kích hoạt Child Theme

Sau khi tạo xong Child Theme, hãy vào WordPress Dashboard (wp-admin), chọn Appearance (Giao diện) > Themes (Giao diện).

Kích hoạt Child Theme vừa tạo.

Kích hoạt Child Theme vừa tạo
Kích hoạt Child Theme vừa tạo

Bước 7: Thực hiện các tùy chỉnh trên Child Theme

Bây giờ bạn có thể thực hiện các tùy chỉnh vào các file trong Child Theme mà không lo bị mất khi cập nhật theme chính.

 Sử dụng Customizer hoặc Theme Options

Một số giao diện WordPress cung cấp tính năng Customizer hoặc Theme Options cho phép bạn tùy chỉnh giao diện trực tiếp từ Dashboard mà không cần sửa code.

Truy cập Appearance (Giao diện) > Customize (Tùy biến).

Sử dụng Customizer hoặc Theme Options
Sử dụng Customizer hoặc Theme Options

Tùy chỉnh giao diện theo ý muốn, các thay đổi được lưu trong cơ sở dữ liệu và sẽ không bị mất khi cập nhật theme.

Tổng kết

Qua bài viết trên, BKNS đã hướng dẫn giữ nguyên các tùy chỉnh khi update giao diện WordPress. Hy vọng bài viết sẽ đem tới những thông tin bổ ích và chúc bạn thành công! Đừng quên theo dõi BKNS và trang huongdan.bkns để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích tiếp theo nhé!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Hướng Dẫn Dịch Vụ Hosting